Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí lâm sàng “Lancet EclinicalMedicine” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo trẻ sơ sinh được tiếp xúc gần gũi với cha mẹ sau khi sinh, đặc biệt là đối với những trẻ sinh ra quá nhỏ (nhẹ cân) hoặc quá sớm (trẻ sinh non). Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, nếu xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, trẻ sơ sinh thường xuyên bị tách khỏi mẹ, khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao và các biến chứng về sức khỏe suốt đời.
Điều này đặc biệt xảy ra ở các nước nghèo nhất, nơi có số ca sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh nhiều nhất. Theo báo cáo, sự gián đoạn việc chăm sóc “Kangaroo mother care” bao gồm sự tiếp xúc gần gũi giữa cha mẹ, thường là mẹ và con mới sinh (phương pháp chăm sóc trẻ sinh non hoặc nhẹ cân bằng cách đặt trẻ nằm tiếp xúc da kề da trên ngực người mẹ) sẽ làm trầm trọng thêm những rủi ro này.
Có thể cứu được tới 125.000 mạng sống của trẻ sơ sinh với sự bảo đảm đầy đủ chăm sóc kiểu Kangaroo mother care. Đối với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, việc chăm sóc của kiểu Kangaroo mother care (tiếp xúc da kề da sớm, kéo dài với bố mẹ và bú mẹ hoàn toàn) là đặc biệt quan trọng. Đối với những trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, việc chăm sóc Kangaroo mother care đã được chứng minh là làm giảm tới 40% số ca tử vong ở trẻ sơ sinh, hạ thân nhiệt hơn 70% và 65% các bệnh nhiễm trùng nặng.
Tiến sĩ Anshu Banerjee, Giám đốc Phụ trách về Bà mẹ, sức khỏe và sự lão hóa của trẻ sơ sinh, trẻ em và vị thành niên tại WHO cho biết: “Sự gián đoạn đối với các dịch vụ y tế thiết yếu trong COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng chăm sóc được cung cấp cho một số trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương nhất, và điều này bao gồm quyền của trẻ đối với tiếp xúc cứu sống mà trẻ cần với cha mẹ của trẻ. Nhiều thập kỷ tiến bộ trong việc giảm tử vong ở trẻ em sẽ bị đe dọa trừ khi chúng ta hành động ngay bây giờ để bảo vệ và cải thiện các dịch vụ chăm sóc có chất lượng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, đồng thời mở rộng phạm vi bao phủ các can thiệp cứu sống như chăm sóc kiểu Kangaroo mother care”.
Tiến sĩ Anshu Banerjee (bên phải), Giám đốc Phụ trách về Bà mẹ, sức khỏe và sự lão hóa của trẻ sơ sinh, trẻ em và vị thành niên tại WHO (ảnh WHO)
WHO khuyến cáo rằng các bà mẹ nên tiếp tục ở chung phòng với trẻ từ khi mới sinh và có thể cho con bú và thực hành tiếp xúc da kề da – ngay cả khi nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 – và cần được hỗ trợ để đảm bảo thực hiện phòng ngừa lây nhiễm phù hợp.
Theo bà Queen Dube, Cục trưởng Sức khỏe tại Bộ Y tế Malawi, một trong những tác giả báo cáo: “Kangaroo mother care là một trong những cách tiết kiệm chi phí nhất của chúng tôi để bảo vệ trẻ sơ sinh nhỏ và ốm yếu. Theo phân tích của chúng tôi, những rủi ro này vượt xa khả năng bé sơ sinh mắc bệnh nặng do COVID-19”. “Kangaroo mother care là một trong những biện pháp can thiệp tốt nhất để cải thiện cơ hội sống sót của trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp”, bà cho biết thêm.
Bà Queen Dube, Cục trưởng Sức khỏe tại Bộ Y tế Malawi (ảnh WHO)
Bằng chứng cho thấy sự gián đoạn đối với Kangaroo mother care có thể đã phổ biến một cách đáng lo ngại. Một đánh giá có hệ thống về 20 hướng dẫn lâm sàng từ 17 quốc gia trong đại dịch COVID-19 cho thấy rằng một phần ba khuyến nghị tách mẹ và trẻ sơ sinh nếu người mẹ có hoặc có thể mắc COVID-19. Trong một cuộc khảo sát toàn cầu với hàng nghìn nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh, được công bố trong một bài báo liên quan trên Tạp chí Y tế Toàn cầu của Anh (BMJ), 2/3 nhân viên y tế ở 62 quốc gia cho biết họ không cho phép các bà mẹ được xác nhận hoặc nghi ngờ Covid-19 được thực hiện tiếp xúc da kề da thường xuyên, trong khi gần một phần tư trong số đó không cho phép cho con bú sữa mẹ, ngay cả bởi những người chăm sóc không bị nhiễm bệnh.
Các nghiên cứu đã báo cáo chủ yếu là không có triệu chứng hoặc bệnh nhẹ do COVID-19 ở trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh, với nguy cơ tử vong sơ sinh thấp. Nghiên cứu mới này ước tính rằng nguy cơ trẻ sơ sinh nhiễm COVID-19 sẽ dẫn đến ít hơn 2000 ca tử vong.
Tuy nhiên, nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, điều đó có nghĩa là điều quan trọng hơn nữa là đảm bảo việc chăm sóc đúng cách được thực hiện để hỗ trợ trẻ sinh non và cha mẹ của chúng trong đại dịch COVID-19
Theo ước tính gần đây nhất, mỗi năm có 15 triệu trẻ sinh non (sinh trước 37 tuần) và 21 triệu trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2,5kg). Những đứa trẻ này phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe đáng kể bao gồm khuyết tật, chậm phát triển và nhiễm trùng, trong khi các biến chứng liên quan đến sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi.
Vấn đề liên quan đến nghiên cứu
Các tác giả của Tổ chức Y tế thế giới WHO đã có đóng góp cho bài báo sau: Chăm sóc trẻ non tháng trong đại dịch COVID-19: Phân tích so sánh nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh theo cách chăm sóc Kangaroo mother care so với tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 có trong tạp chí lâm sàng “The Lancet Eclinical Medicine”. Một nghiên cứu liên quan của Nhóm cộng tác chăm sóc trẻ sơ sinh nhỏ và ốm COVID-19 đã được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, Chăm sóc trẻ sơ sinh nhỏ và ốm trong đại dịch COVID-19: khảo sát toàn cầu và phân tích chuyên đề về tiếng nói và kinh nghiệm của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đỗ Văn Xuân- Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ Tổng hợp và dịch nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Tổ chức Y tế thế giới WHO
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Thư điện tử *
Trang web