Ông Bùi Quý Long phát biểu khai mạc lớp tập huấn (ảnh VISTIP)
Trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các nền tảng công nghệ hỗ trợ việc trao đổi thông tin và giao dịch giữa các đối tác cả mức độ trong nước và quốc tế khi thực hiện các hoạt động hợp tác như: viber, facebook, twitter, skype, yahoo… và các phương tiện trao đổi trực tuyến khác bên cạnh hình thức thư bưu chính truyền thống. Tuy nhiên, thư tín truyền thống và thư điện tử vẫn là loại hình trao đổi không thể thiếu trong bất kỳ giao dịch quốc tế nào, nhất là các hoạt động giao thương và hợp tác về khoa học công nghệ. Khi viết thư giao dịch, trao đổi thông tin, thực hiện các hoạt động hợp tác nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án, dự án, chuyển giao tri thức khoa học công nghệ với các đối tác nước ngoài cần lưu ý những nội dung gì để đạt hiệu quả cao nhất? Các nội dung này đã được chia sẻ tại lớp tập huấn.
TS. Hoàng Thị Hòa, Trưởng Khoa tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã được Trung tâm mời Hướng dẫn và chia sẻ, cung cấp cho các học viên tham dự lớp tập huấn những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm soạn thảo các loại thư tín công việc như: bố cục nội dung trong một bức thư trang trọng, ngôn ngữ diễn đạt, cách hành văn và các lưu ý về tập quán giao dịch của các quốc gia bản ngữ cũng như các lưu ý trong một số trường hợp cụ thể để tránh bị đối tác hiểu không đúng về cơ quan, cá nhân khi giao dịch làm ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác. Ngoài ra, TS Hòa còn chia sẻ cách thức viết thư giao dịch đạt hiệu quả cao nhất đối với một số trường hợp phổ biến mà các đơn vị hay gặp như: thư chào dịch vụ và hoạt động hợp tác; thư đề nghị hợp tác; thư hỏi giá các loại hình dịch vụ, chuyển giao công nghệ; thư trả lời các đề nghị hợp tác; thư báo giá các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ; thư phản ánh, khiếu nại, yêu cầu bồi thường; thư giải thích các khiếu nại đối với các hoạt động đã và đang diễn ra giữa các bên đối tác.
TS. Hoàng Thị Hòa chia sẻ kiến thức và kỹ năng viết thư giao dịch quốc tế với các học viên lớp tập huấn (ảnh VISTIP)
Tại buổi tập huấn, ngoài các thông tin kỹ năng được giảng viên chia sẻ và cung cấp, các học viên được thảo luận, trao đổi, thực hành các tình huống sinh động dựa trên tài liệu thư tín cụ thể đối với mỗi hoạt động hợp tác.
Buổi tập huấn đã cung cấp cho học viên những kỹ năng và kinh nghiệm bổ ích trong hoạt động trao đổi hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài cũng như tạo ra cơ hội kết nối giữa học viên đến từ các Bộ, ngành với Trung tâm và với giảng viên đối với những hoạt động hợp tác trong tương lai.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Thư điện tử *
Trang web