Tại diễn đàn đô thị thông minh ASEAN 2020 tổ chức tại Hà Nội vừa qua, các đại biểu nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các quốc gia, nền kinh tế trong khu vực ASEAN đã cùng nhau chia sẻ quan điểm về tổng hòa các trụ cột của đô thị thông minh như sau:
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra sáu lĩnh vực chính liên quan đến đô thị thông minh sau đây:
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, thứ trưởng Bộ Công An chủ trì hội thảo chuyên đề 1: Quy hoạch và quản lý đô thị thông minh trong chiến lược đô thị hóa và phát triển đô thị, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao đô thị thông minh ASEAN năm 2020 ( ảnh VISTIP)
Trong mỗi lĩnh vực cụ thể đã nêu, các thành phố sẽ cụ thể hóa thành các mục tiêu để xác định được đích đến và phương thức , kế hoạch hành động để đạt tới các mục tiêu đã xác định
Nói tóm lại, sáu trụ cột chính được các diễn giả thảo luận và theo các kết quả nghiên cứu đều hướng tới mục tiêu mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân, trong đó có đôi khi phương tiện để đạt được mục tiêu này đồng thời giúp thành phố hướng tới các mục tiêu khác. Ví dụ việc giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và khí thải gây ô nhiễm môi trường có thể thực hiện bằng cách sử dụng năng lượng một cách thông minh, hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tri thức của người dân cũng đồng thời góp phần vào việc xây dựng hệ thống thông minh nào cũng đòi hỏi phải có một cách tiếp cận thông minh.
Đâu là bài học cho việc lựa chọn trụ cột ưu tiên?
Trên thực tế, không có nhiều thành phố triển khai đồng thời tất cả các trụ cột của đô thị thông minh cùng một lúc vì các vấn đề liên quan về vốn, các vấn đề ưu tiên của mỗi thành phố cũng như tính đồng bộ của trụ cột. Trên thế giới, hiện chỉ có một số ít các thành phố được xây dựng hoàn toàn có thể triển khai toàn bộ các trụ cột của đô thị thông minh cùng một lúc nhưng chưa thực sự hiệu quả và đáp ứng được quy mô do mức sống dân cư chuyển đến chưa thực sự đáp ứng được chi phí duy trì đô thị thông minh nếu đầu tư đồng bộ ví dụ; khu đông thị thông minh SONGDO.
Chuyên gia đến từ tổ chức K- Water chia sẻ thông tin Phát triển dự án đô thị thông minh Busan- Hàn Quốc ( Ảnh VISTIP)
Công nghệ sẽ không thể biến thành phố trở nên thông minh hơn nếu không phù hợp với mức sống và nhu cầu của người dùng. Bởi vậy khi xác định nguyên tắc tiếp cận xây dựng đô thị thông minh hiện nay ngày càng dựa trên nhu cầu của người dân nhiều hơn. Cách tiếp cận cơ bản là đưa ra các dịch vụ thông minh nhằm phục vụ nhu cầu của người dân và thu nhập, lắng nghe ý kiến của người dân về những dịch vụ này nhằm liên tục cải thiện chất lượng phục vụ. Căn cứ vào nhu cầu của người dân trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các thành phố xác định được các mục tiêu của mình khi xây dựng đô thị thông minh. Sau khi đã xác định được trụ cột nào khi xây dựng đô thị thông minh để triển khai theo thứ tự ưu tiên, Để làm được điều này cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, có một số trụ cột chính để xây dựng đô thị thông minh việc xác định lựa chọn trụ cột hạ tầng nào nên được gắn với một trong số các trụ cột chính đã nêu ở trên, một lựa chọn hạ tầng thông minh có thể đóng góp vào một hoặc một vài mục tiêu khi xây dựng đô thị thông minh của thành phố
Thứ hai, lựa chọn trụ cột ưu tiên nào để xây dựng hệ thống thông minh phải dựa trên thứ tự ưu tiên và sự khả thi về công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực;
Các chuyên gia và đại biểu thảo luận chuyên đề Đổi mới sáng tạo đô thị bền vững tại hội thảo chuyên đề 1 ( ảnh VISTIP)
Thứ ba, Sau khi được lựa chọn, cần phải triển khai dự án hạ tầng thông minh trước hết ở quy mô nhỏ sau khi thành công và đúc rút được những kinh nghiệm đã triển khai thực tế mới triển khai ở quy mô rộng hơn của toàn thành phố hoặc khu vực nội đô của thành phố;
Thứ tư: Không nhất thiết phải giới hạn những mục tiêu của việc xây dựng đô thị thông minh vào trụ cột hạ tầng thông minh nhất định mà hoàn toàn có thể xác định một mục tiêu gắn với một vài trụ cột hạ tầng thông minh để có thể xây dựng một hệ thống thông minh đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu này.
Thứ năm, mục tiêu đặt ra của các dự án thông minh trong đô thị thông minh phải phù hợp với mục tiêu phát triển chung của thành phố đã được đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong các quy hoạch của địa phương.
Nguồn: Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế Tổng hợp từ Diễn đàn đô thị thông minh ASEAN 2020 “ Xây dựng và phát triển đô thị thông minh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Thư điện tử *
Trang web