Rất nhiều quốc gia/nền kinh tế trên Thế giới đang trong giai đoạn bùng nổ phát triển các công nghệ mới nổi và đổi mới sáng tạo (ĐMST) cũng như tham gia quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ để tăng năng suất chất lượng hàng hóa dịch vụ tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Song song với đó, việc Việt Nam tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) đi kèm việc buộc phải tuân thủ các hàng rào kỹ thuật mà cộng đồng quốc tế đặt ra. Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đạt đẳng cấp quốc tế theo tiêu chuẩn chung đáp ứng được mục tiêu chất lượng & cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ mạnh là bài toán lớn cần có lời giải tổng thể và điều đó đồng nghĩa với việc phải ĐMST, cải tiến công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp Việt nào cũng tự nghiên cứu phát triển được mà cần phải đi tắt đón đầu bằng việc nhập khẩu và cải tiến công nghệ phục vụ quá trình đổi mới sáng tạo để phát triển của riêng mình. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhân lực của doanh nghiệp có thể tiếp thu (hấp thụ) và làm được công nghệ nhập khẩu và nhận chuyển giao từ nước ngoài vào và doanh nghiệp cần nhận thức thế nào từ đổi mới sáng tạo dựa trên nhập khẩu và chuyển giao công nghệ cũng như cần lưu ý, tận dụng chính sách hỗ trợ gì từ khu vực công khi dấn thân vào các “cuộc chơi” hội nhập?
Theo chia sẻ của đại diện Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tại Diễn đàn Kết nối đổi mới sáng tạo 2020 được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 18/12/2020; Bộ KH&CN đã tham mưu cho Chính phủ và Bộ Chính trị ban hành một số Nghị quyết chỉ đạo và quyết định một số chính sách định hướng hỗ trợ nhập khẩu và chuyển giao công nghệ như sau:
Định hướng nhập khẩu, chuyển giao công nghệ ưu tiên các lĩnh vực: Công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử; cơ khí chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; công nghệ bảo quản chế biến nông sản, thủy sản; công nghệ xây dựng giao thông hạ tầng; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; công nghệ y-dược, chẩn đoán và điều trị bệnh. Theo đó định hướng nhập khẩu chuyển giao công nghệ tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại Diễn đàn kết nối đổi mới sáng tạo 2020 ( ảnh KDPT)
TS Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ (ngoài cùng bên phải) trong một thảo luận tại Diễn đàn kết nối đổi mới sáng tạo 2020 (ảnh KDPT)
Cũng theo TS Tạ Việt Dũng , Cục trưởng Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ trong thời gian sắp tới các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nhập khẩu, chuyển giao công nghệ cần giải quyết được các yêu cầu như sau:
Nguồn: Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Thư điện tử *
Trang web