26 Tháng Mười Hai, 2023 | 14:00
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter

HỘI THẢO ĐẦU BỜ MÔ HÌNH “ỨNG DỤNG BÁC SỸ CÂY TRỒNG (AI GREEN DOCTOR) QUẢN LÝ VIỆC CHĂM SÓC CÂY TRỒNG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN”.

 

Ngày 26/12/2023, tại UBND xã Bình Kiều (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên), Trung tâm nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế – VISTIP (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên tổ chức hội thảo đầu bờ Mô hình ứng dụng Bác sỹ cây trồng (AI Green Doctor) quản lý việc chăm sóc cây nhãn theo hướng sản xuất nông nghiệp thông minh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong khuôn khổ nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh Nghiên cứu ứng dụng bác sỹ cây trồng (AI GreenDoctor) quản lý việc chăm sóc cây nhãn theo hướng sản xuất nông nghiệp thông minh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên do UBND tỉnh Hưng Yên giao cho VISTIP chủ trì, thực hiện  . Đại biểu tham dự hội thảo đến từ Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, các trạm bảo vệ thực vật cấp huyện, một số Sở ban, ngành , phòng nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo UBND các xã và Hợp tác xã  Hiệp Cường -huyện Kim Động, thị trấn Ân Thi-huyện Ân Thi, Bình Kiều và Thuần Hưng huyện Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên và các hộ dân tham gia Mô hình tại các xã này.  Ông Nguyễn Xuân Hải-Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên và bà Bùi Thị Huy Hợp – Phó Giám đốc phụ trách VISTIP đồng chủ trì hội thảo

 

261

Ông. Nguyễn Xuân Hải – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Giám đốc Sở KH&CN Hưng Yên nhấn mạnh nhiệm vụ AI Green Doctor được tỉnh quan tâm đặt hàng là các minh chứng cho việc ưu tiên phát triển việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong nông nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thành công của AI Green doctor sau mô hình này sẽ là điểm sáng cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển đổi số trong phát hiện sâu bệnh hại cây nhãn nói riêng và các cây trồng nói chung tại tỉnh hướng tới nền nông nghiệp thông minh sáng tạo vì chính người nông dân và vì trách nhiệm của người nông dân của cơ sở sản xuất nông nghiệp đối với khách hàng của mình.

262

 

Bà Bùi Thị Huy Hợp- chuyên viên cao cấp, Phó Giám đốc phụ trách VISTIP

Giới thiệu về mô hình ứng dụng AI Green Doctor trên cây nhãn tại Hưng Yên

 

Hội thảo đã được nghe bài trình bày của bà Bùi Thị Huy Hợp giới thiệu về ứng dụng bác sỹ cây trồng AI Green Doctor theo đó,  từ năm 2019, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN Quốc tế (VISTIP) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã khởi sướng và cùng các chuyên gia đến từ Trung tâm Nông nghiệp Sinh học Quốc tế (CABI), Công ty Phần mềm BOM và một số đơn vị … nghiên cứu và phát triển ứng dụng Bác sỹ cây trồng – AI GreenDoctor tích hợp công nghệ Trí thông minh nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big data) và công nghệ Kết nối thời gian thực (WebRTC)  với mục tiêu đồng hành cùng nhà nông trong sản xuất nông nghiệp. Ứng dụng này sẽ giúp nông dân xác định và quản lý sâu bệnh đe dọa cây trồng, sinh kế và an ninh lương thực của địa phương, khu vực và quốc gia. Qua ứng dụng này, các kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cập nhật của các cơ quan nghiên cứu và quản lý trong nước và nước ngoài (CABI) về quản lý dịch hại và dịch bệnh cũng sẽ được chuyển tải nhanh đến cộng đồng nông nghiệp tại các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã ra cho ra mắt và giới thiệu Ứng dụng Bác sỹ cây trồng – AI Doctor tới  chính quyền, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất và bà con nông dân tại 1 số địa phương và đã có mặt trên CH Play, App Store. Để phát triển và phát huy tác dụng của Ứng dụng này, cần có sự đầu tư lâu dài và bài bản cùng sự chung tay góp sức/ nguồn lực đến từ nhiều tổ chức/ cá nhân, đặc biệt là sự vào cuộc sớm từ cấp chính quyền địa phương. AI GreenDoctor sử dụng công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Công nghệ Trí tuệ nhân tạo – Artificial Inteligence – AI; công nghệ Kết nối thời gian thực WebRTC) góp phần lan tỏa nhanh, tiết kiệm chi phí và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người lao động … khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chăm sóc, sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn vệ sinh thực phẩm, năng suất và chất lượng phù hợp theo yêu cầu của xã hội, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời bảo đảm sự bền vững, thích nghi với Biến đổi khí hậu, Bà Hợp nói.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được các chuyên gia làm rõ, làm sâu sắc thêm các lợi ích các chức năng, ứng dụng của APP và giải đáp của các chuyên gia bảo vệ thực vật, trồng chăm sóc nhãn theo tiêu chuẩn VIETGAP.

Phát biểu tại hội thảo đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hưng Yên, Trung tâm sinh học nông nghiệp quốc tế CABI, các hộ dân tham gia mô hình, đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương đã chia sẻ lợi ích từ việc tham gia mô hình AI Green Doctor đối với việc trồng và chăm sóc nhãn trong thời kỳ kinh doanh như nâng cao uy tín thương phẩm, chủ động tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao.

 

263

 

Ông Nguyễn Duy Định – Phó bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu đại diện chính quyền địa phương nơi tổ chức mô hình phát biểu tại hội thảo (ảnh VISTIP)

 

264

 

TS Đào Thị Hằng- Chuyên gia Trung tâm Sinh học nông nghiệp CABI- VP đại diện tại Việt Nam  (ảnh VISTIP)

265

 

Ông Nguyễn Văn Tuấn- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hưng Yên phát biểu tầm quan trọng của ứng dụng bác sỹ cây trồng AI Green Doctor  tại hội thảo (ảnh VISTIP)

 

266

Bà Lê Thị Tâm Đan – Đại diện Công ty Công nghệ BOM Chia sẻ các tính năng của ứng dụng AI Green Doctor ( Ảnh VISTIP)267

  1. Đoàn Thị Thanh, Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế chia sẻ một số sâu bệnh chính trên nhãn ( Ảnh VISTIP)

 

Ngoài ra, các đại biểu còn được giới thiệu về các tính năng khác của ứng dụng AI Green Doctor như: hỏi đáp trực tiếp cùng các chuyên gia nông nghiệp, giao lưu, chia sẻ và kết nối cộng đồng,…

 

 

269 268

 

 

 

Đại diện lãnh đạo 01 HTX tại xã Hồng Nam thành phố Hưng Yên và 01 hộ dân xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu chia sẻ lợi ích từ việc tham gia mô hình ứng dụng AI Green Doctor (ảnh VISTIP)

 

Bên lề Hội thảo, các đại biểu và chuyên gia đã tiến hành các hoạt động thực địa tại 01 địa điểm của mô hình thông qua việc cài đặt APP trên điện thoại thông minh để phát hiện sâu bệnh hại nhãn cũng như tương tác các tính năng kết nối chuyên gia, ứng dụng tab nhà vườn trong quảng bá nhà vườn và nhãn thương phẩm nâng cao hiệu quả chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị nhãn lồng thương hiệu Hưng Yên.

2610 2611

 

Đại diện Sở KH&CN Hưng Yên, các chueyen gia, nhà khoa học và các hộ dân tham gia mô hình trải nghiệm ứng dụng AI Green Doctor mô hình thực địa trồng và chăm sóc nhãn (ảnh VISTIP)

 

Phát biểu kết luận hội thảo, ThS. Nguyễn Xuân Hải – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên đánh giá cao kết quả thực hiện mô hình Bác sỹ cây trồng áp dụng trên cây nhãn.

Theo ông Hải, mô hình này đã giúp người dân Hưng Yên phát hiện sâu bệnh hại cây nhãn hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Đồng thời, mô hình cũng góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp. Ứng dụng AI Green Doctor được đánh giá là một giải pháp hiệu quả giúp người dân phát hiện sâu bệnh hại cây trồng, giảm thiểu thiệt hại và nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Các đại biểu ghi nhận thành công của hội thảo đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân Hưng Yên về việc ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp.

 2612

Đại diện các hộ dân tham gia mô hình AI Green Doctor  chụp ảnh lưu niệm với các chuyên gia, nhà quản lý và nhà kinh doanh nông nghiệp (ảnh VISTIP)

Nguồn: Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế