Tiếp theo phần 1 (Đọc)
…Cũng trong kỷ nguyên đột phá về công nghệ hay thời đại I 4.0, nhiều quan niệm truyền thống hay kinh điển như “tài năng và sự giàu có tỷ lệ với tuổi tác”, “điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp là phải có khách hàng và thị trường” hoặc “một nghề thì sống đống nghề thì chết”… và cả “trong nền kinh tế thị trường cá lớn nuốt cá bé” dường như không còn đúng . Mark Zuckerberg- Ông chủ facebook –Công ty hiện có tổng tài sản ròng hiện có là 59,4 tỷ USD – trở thành tỷ phú khi mới vừa tròn 24 tuổi; Evan Spiegel – Ông chủ của Snapchat trở thành tỷ phú ở tuổi 25. Hay Bill Gates– ông Chủ của Microsoft với tài sản ròng: 89,4 tỷ USD. Bill Gates hiện là không chỉ là người giàu nhất thế giới mà danh xưng tỷ phú đã gắn liền với ông từ khi mới 30 tuổi. Đặc biệt, Elon Musk – tỷ phú được mệnh danh là “Người đàn ông thép-iron man hay Chuyên gia đa ngành-Expert Generalist” của đời thực đã xây dựng được tới 4 công ty trị giá hàng tỉ USD ở độ tuổi 40 – trong 4 lĩnh vực khác nhau gồm phần mềm, năng lượng, phương tiện giao thông và không gian. Từ thành công của Musk cho thấy tất cả chúng ta đều cần phải học tập trong nhiều lĩnh vực từ đó mới tăng khả năng đạt được những thành công mang tính đột phá. Học và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực đa dạng mang lại cho bạn những lợi thế về thông tin mà hầu hết những người chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực duy nhất không thể có được.Việt Nam cũng có triệu phú phú tiền đô ở tuổi 29 sau “một đêm” thức dậy là chàng thanh niên Nguyễn Hà Đông – Tác giả của trò chơi trực tuyến “Flappy Bird” được viết ra trong vẻn vẹn 3 ngày và cũng chỉ tồn tại trên trên kho dữ liệu miễn phí của Apple có 8 tháng nhưng đã có trên 50 triệu lượt người từ hơn 100 quốc gia tải về với ước tính thu nhập từ quảng cáo đạt khoảng 50.000USD/ngày. Flappy bird là sự kiện từng gây xôn sao dư luận và đau đầu cơ quan thuế Việt Nam vào những năm 2014. Hơn thế nữa, cũng trong năm 2014, bảo tàng Victor & Albert (V&A) – bảo tàng lớn nhất thế giới về nghệ thuật và thiết kế của Anh- quê hương của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã bỏ ra hơn 100 nghìn Euro rước con chim của Hà Đông về đặt trang nghiêm trong một chiếc hộp kính tại một phòng trang trọng trong bảo tàng. Hà Đông còn được Trang báo trực tuyến giải trí hàng đầu thế giới- The Richest chọn là 1 trong 10 triệu phú internet của thế giới. Khởi nghiệp sáng tạo- Star-up đã làm nên những tỷ phú công nghệ của thế giới ở độ tuổi rất trẻ – Sự giàu có không đợi tuổi trong thời đại I 4.0 – đúng như nhận định của Forbe.
Trong thời đại I 4.0, Khởi nghiệp sáng tạo hay Start up có cần xác định trước sản phẩm/dịch vụ và thị trường không? Câu trả lời có thể là không với Mô hình Uber là một minh chứng. Uber đã khiến các giáo trình ngành quản trị kinh doanh có thể cần phải được viết lại trong khi việc thành lập doanh nghiệp Uber không rõ “sản phẩm/dịch vụ” và cũng không rõ “thị trường” mà chỉ đơn giản với chiếc smart phone trên tay cùng với tư duy sáng tạo, hai chàng trai Hoa Kỳ, trong một đêm giá rét tại thủ đô Paris năm 2008 sau khi kết thúc một hội thảo quốc tế, không thể bắt nổi taxi về khách sạn trong khi chứng kiến dòng xe trên đường vẫn nườm nượp chạy qua trước mặt hướng về phía khách sạn thậm chí có thể có xe về đúng khách sạn của mình. Đúng lúc đó, Một câu hỏi đã làm đổi đời 2 bạn trẻ bỗng ập đến: Làm thế nào để biết trong dòng xe kia có ai hướng về khách sạn hay về đúng khách sạn và sẵn sàng cho đi nhờ miễn phí hoặc trả tiền không? Ý tưởng kết nối trực tiếp Cung-Cầu trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, bỏ qua các khâu trung gian như taxi truyền thống, nhờ các ứng dụng di động đã cho ra đời công ty Uber cách đây 7 năm (31/5/ 2010) tại San Francisco, California, Hoa Kỳ. Đến nay, Uber hoạt động tại 570 thành phố trên toàn thế giới với tổng tài sản ròng lên tới hơn 60 tỷ USD. Hiện tại, Uber được xem là mô hình start-up thành công nhất thế giới. Không những thế Uber còn là khởi nguồn cho sự ra đời của nền kinh tế chia sẻ-Sharing Economy với nhiều loại hình doanh nghiệp kiểu Uber hóa (Uberization) ra đời như Airbnb, Ifixit…
Nếu trước đây, Telephone phải mất hơn 70 năm ra đời mới có được 100 triệu khách hàng, thì hiện nay, trong thời đại I 4.0, Facebook chỉ mất 4 năm, Flappy Bird mất khoảng 2 năm còn riêng Pokémon go chỉ mất 1 tháng trong vòng đời ngắn ngủi chưa đầy 3 tháng tồn tại và chỉ sau một tuần phát hành Pokemon Go đã mang về cho Niantic khoảng 14 triệu USD, tức là trung bình 2 triệu USD/ngày. Flappy Bird hay Pokemon Go là những minh chứng sinh động cho sự “sinh tồn” của những chú “cá” rất bé nhưng rất nhanh đã thành công trong môi trường 4.0.
Các ví dụ nêu trên có thể được coi là các hiện tượng “bất thường” trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó nhưng lại là “RẤT bình thường” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay thời đại I 4.0 ngày nay.
Klaus Schwab, người Đức, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang giới thiệu cuốn sách
“CMCN lần thứ 4” do chính ông là tác giả tại WEF 46 – Hình 2.
(Hết phần 2, phần 3 sẽ được đăng tải tới quý bạn đọc vào thứ 6 ngày 26 tháng 5 năm 2017, cảm ơn quý độc giả đã quan tâm)
Bài viết liên kết:
Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần cuối
Nguồn: VISTIP
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Thư điện tử *
Trang web