6 Tháng Chín, 2017 | 8:32
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam với hoạt động Hội nhập Khoa học và Công nghệ (Phần 4)

Tiếp theo phần 3 (Đọc)

Dù có gọi là tên gì đi chăng nữa thì ai cũng phải công nhận về bản chất cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên các thành tựu của khoa học-công nghệ hiện có để kết hợp các hệ thống thực (hệ thống vật lý) và ảo (hệ thống mạng/số)  tạo ra giá trị.  Đây là cuộc chơi của tất cả mọi người nếu biết khai thác các hệ thống ảo hiện có để kết hợp với hệ thống thực đem lại giá trị cho bản thân.  Nếu một người nông dân nếu biết khai thác các tính năng mà chiếc smart phone hay ipad của mình để tra cứu thời tiết, xem các video clip về chương trình khuyến nông, hay chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, thậm chí sử dụng google map để tìm đường đến một địa chỉ của một nhà tư vấn…hiển nhiên là anh hay chị ta đang tận dụng cơ hội mà cuộc CMCN 4.0 đem lại. Và một nghiên cứu viên thành thạo ngoại ngữ có thể trao đổi các vấn đề đang nghiên cứu với các đồng nghiệp quốc tế thông qua việc sử dụng thư điện tử (email), đàm luận trực tuyến thông qua các công cụ chat online như skypie, zalo, viber, facebook …và tra cứu thông tin, tài liệu nghiên cứu trên các thư viện điện tử….Anh/chị  ấy đang  I4.0. Hay, một nhà sản xuất/cung cấp dịch vụ biết khai thác các công nghệ hiện có để tích hợp nhiều tính năng, công dụng bổ sung cho các dịch vụ/sản phẩm truyền thống của mình làm gia tăng giá trị của sản phẩm/dịch vụ đó- anh/chị đó  đang tận dụng cơ hội của I 4.0. Và hơn thế, một cơ quan công quyền biết sử dụng các phần mềm quản lý hồ sơ, giấy tờ, tin học hóa công tác văn phòng, lễ tân cũng như đẩy mạnh giao tiếp trực tuyến thậm chí có thể mạnh dạn đầu tư trang bị một số robot cho các hoạt động cung cấp dịch vụ…cơ quan đó thực sự đang I4.0. Phải chăng  I 4.0 nên được hiểu  theo cách đơn giản như vậy trong cuộc sống?

Theo bản chất của I 4.0, nếu chúng ta sử dụng phần “ảo” càng nhiều trong quá trình tạo giá trị cho mỗi công việc, hoạt động của mình thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tận dụng được càng nhiều cơ hội mà I 4.0 đem lại. Độ phức tạp của các hoạt động “ảo” càng tăng dựa trên công nghệ mà nó tạo ra thì giá trị đem lại càng tăng cũng đồng nghĩa với mức độ I 4.0 càng cao. Ví dụ, một nhà máy chỉ dùng internet như một công cụ kết nối con người thông qua email, tra cứu tin tức thì mới ở mức thấp của I4.0. Nhưng vẫn nhà máy đó biết dùng internet kết hợp với mạng không dây kết nối với các camera quan sát tại các phân xưởng và bộ phận quản lý để giám sát và điều hành trực tuyến quá trình sản xuất – Nhà máy đó đã I4.0 ở mức cao hơn. Và với các quá trình sản xuất đơn giản, lặp đi lặp lại do công nhân đảm nhiệm đã được thiết kế các thiết bị, máy móc tự động thay thế thậm chí dùng robot thay thế hoàn toàn các công đoạn do con người đảm nhiệm- Nhà máy đã ở mức cao của I4.0. Nhưng, nếu nhà máy đó có các máy móc và robot được gắn các cảm biến có thể tương tác với nhau và bản thân các máy móc cũng như các robot có thể di chuyển đến bất cứ vị trí mong muốn phù hợp tùy biến với tính linh hoạt của các dây chuyền/quy trình sản xuất  đồng thời các robot có thể tự ra các quyết định tối ưu trong quá trình sản xuất cũng như quá trình tương tác với các máy móc và con người trong nhà máy  – I4.0 đã hoàn hảo và đó chính là mô hình của một nhà máy thông minh-Smart factory.

1111

Các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong lịch sử nhân loại

 và cách diễn giải của Người Thái- Hình 4

Như vậy,  để đón bắt CMCN 4.0 mỗi quốc gia đều phải lựa chọn cho mình một hướng đi riêng phù hợp với hoàn cảnh cũng như tham vọng của mỗi nước. I 4.0 với Hoa Kỳ là mục tiêu trở thành “ Quốc gia của các nhà chế tạo-a Nation of Maker”, Hàn quốc thì muốn trở thành một “Nền kinh tế sáng tạo- Creative Economy”,  nước Anh mong muốn  “Thiết kế trong sự đổi mới- Design in Innovation”. Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chiến lược công nghiệp “Made in China 2025”, với mục tiêu biến Trung Quốc thành một người khổng lồ về sản xuất trong vòng 10 năm tới bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như robot, cảm biến và trí tuệ nhân tạo. Ấn độ muốn tận dụng cơ hội này để trở thành một “Dân tộc  thông minh- Smart Nation”  vì vậy tháng 6/2014, Chính phủ Ấn Độ thông báo kế hoạch đầy tham vọng của mình là xây dựng các thành phố thông minh trên toàn Ấn độ.

(Hết phần 4, phần cuối sẽ được đăng tải tới quý bạn đọc vào thứ 2 ngày 5 tháng 6 năm 2017, cảm ơn quý độc giả đã quan tâm)

Bài viết liên kết:

Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần cuối

Nguồn: VISTIP