13 Tháng Chín, 2017 | 7:09
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam với hoạt động Hội nhập Khoa học và Công nghệ (Phần cuối)

Tiếp theo phần 4 (Đọc)

Thái Lan, một thành viên trong ASEAN cùng với Việt Nam, luôn có những lựa chọn ít tham vọng nhưng phù hợp hơn với hoàn cảnh của mình để tận dụng cơ hội mà các cuộc cách mạng công nghiệp đem lại, ví dụ với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Nhất- Thailan 1.0, để giải quyết vấn đề lương thực cho quốc gia và nâng cao chất lượng nông sản như lúa, gạo, hoa, quả… phục vụ xuất khẩu, Thái Lan đã chọn Nông nghiệp là ưu tiên phát triển; Đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Hai- Thái lan 2.0, Người Thái tập trung vào Công nghiệp nhẹ để phát triển những lĩnh vực thu hút nhiều lao động (lực lượng lao động dôi dư trong lĩnh nông nghiệp khi tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp) kỹ năng thấp và chấp nhận mức lương thấp như dệt may-da-giầy chủ yếu giải quyết việc làm và nhằm mục tiêu chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và giúp nâng cấp nền kinh tế của đất nước từ thu nhập thấp sang thu nhập trung bình.Tuy nhiên, đến với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Ba- Thái lan 3.0, Thái lan bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng bằng việc việc đầu tư trang bị các máy móc hiện đại để tăng năng suất, chất lượng đối với các sản phẩm “made in Thailand” phục vụ tiêu dùng trong nước và có sức cạnh tranh khi xuất khẩu. Đón bắt làn sóng CMCN 4.0- Thái land 4.0 -(Hình 4), Người Thái mong muốn đưa Thái Lan trở thành một nước “Thái lan Thông minh-Đổi mới- Sáng tạo- Creative-Innovative Smart Thailand”. Về thực chất Thái lan 4.0 là một mô hình kinh tế làm thay đổi trang trại truyền thống của Thái lan thành trang trại thông minh, doanh nghiệp SEM truyền thống thành các doanh nghiệp thông minh và các dịch vụ truyền thống thành các dịch vụ giá trị gia tăng cao. Để thực hiện Thái lan 4.0 theo định hướng công nghiệp 4.0, Thái Lan chọn ra 5 lĩnh vực công nghệ trụ cột ưu tiên đầu tư là Công nghệ số, Công nghệ tự động, Công nghệ y tế, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ văn hóa- (Hình 5). Trong mỗi lĩnh vực công nghệ ưu tiên, Người Thái lại xác định cụ thể từng hướng ngành nghề cần đổi mới và phát triển ví dụ như trong lĩnh vực ưu tiên là công nghệ số, Người Thái tập trung đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, dịch vụ điện tử, công nghệ tài chính (Fintech) và công nghệ giáo dục…

11111

Cách tiếp cận I 4.0 của Người Thái- Hình 5

Tập trung phát triển nền kinh tế dựa trên giá trị, sáng tạo, đổi mới và công nghệ, đó là nội dung cốt lõi của mô hình Thái Lan 4.0. Với mô hình Thái Lan 4.0, toàn bộ khu vực Nhà nước, tư nhân và người dân Thái Lan sẽ được huy động. Trong năm 2017 này, chính phủ Thái Lan sẽ tập trung phát triển một thế hệ công dân mới làm đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế.

Khái niệm người Thái 4.0 là những người dùng công nghệ để cải thiện thu nhập, tạo ra việc làm và xây dựng kết nối. Họ cũng sử dụng sức sáng tạo nhằm cải thiện năng suất lao động. Thái Lan cũng đã thành lập “Bộ Kinh tế kỹ thuật số và Xã hội” để nâng cao năng lực sáng tạo. Việc thực hiện mô hình Thái Lan 4.0 được kỳ vọng sẽ mang lại sự phát triển ổn định, thịnh vượng và bền vững cho Thái Lan. Trở ngại lớn nhất trong triển khai Thailand 4.0 là vấn đề xung đột lợi ích và sự yếu kém của nguồn nhân lực, cả về khả năng ứng dụng công nghệ, khoa học – kỹ thuật và trình độ ngoại ngữ tiếng Anh, mà nguyên nhân chính là do năng lực hội nhập khoa học và công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân còn chưa được chú trọng và đầu tư thỏa đáng.

Trong khi các nước như Thái Lan và Việt Nam và nhiều quốc gia khác đang chật vật với mô hình 4.0 thì Estonia, một nước chỉ có 1,3 triệu người lại đang hướng đến mô hình 5.0. Tại Estonia, người dân có thể làm thủ tục thuế trực tuyến và hoàn thành trong vòng 5 phút. Tất cả các thủ tục về y tế, hợp đồng, giao dịch ngân hàng, bầu cử hay thậm chí là mua vé đi tàu đều được tích hợp mã nhận diện công dân điện tử. Hầu như các thủ tục hành chính công tại Estonia không dùng đến giấy mà làm online. Hệ thống Wi Fi phủ khắp đất nước trong khi các luật sư tư vấn cho khách hàng qua các kênh trực tuyến. Tại đây, doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký thủ tục mở công ty trực tuyến chỉ trong vòng 18 phút từ bất kỳ đâu trên thế giới. Việc Estonia bước vào giai đoạn 5.0 là một điều gây sốc với nhiều chuyên gia. Trên thực tế, quốc gia này đã bắt đầu hướng đến phát triển công nghệ từ khi tách khỏi Liên Xô từ năm 1991 nhưng gặp rất nhiều khó khăn như thiếu nguồn lực, tài chính, kỹ thuật. Tuy nhiên, quốc gia này đã tận dụng chính những nhược điểm này để biến chúng thành thế mạnh.

11111

Các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong lịch sử nhân loại  

và cách diễn giải của Việt Nam- Hình 6

Với việc không có nhiều cơ sở để phát triển công nghệ, chính phủ Estonia không có nhiều gánh nặng và sẵn sàng thử mọi biện pháp để đổi mới. Họ không có nhiều tiền để đầu tư cơ sở hạ tầng nên việc phát triển hệ thống đăng ký online là điều tất yếu và do không muốn tốn nhiều chi tiêu cho đi lại, người dân rất sẵn lòng đăng ký trực tuyến các thủ tục hành chính.

Tóm lại, cách hiểu, cách tiếp cận nhận thức và vận dụng I 4.0 sẽ là rất khác nhau tùy thuộc rất lớn vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi nghành, mỗi lĩnh vực thậm chí mỗi cá nhân. Thực tế, đến nay thế giới chưa có một định nghĩa “thống nhất” về I 4.0. Các nước phát triển nhận thức I 4.0 khác với các nước đang phát triển. Thậm trí trong các nước đang phát triển cũng có sự khác nhau nhận thức về I 4.0. Đây là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Vì chỉ khi nào có được nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của I 4.0 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc mới tránh việc định hướng sai, thậm chí tham mưu tư vấn chính sách sai lệch như trong quá khứ nên Việt Nam dường như đã bỏ lỡ nhiều cơ hội mà 3 cuộc cách mạng công nghệ trước đó đem lại – (Hình 6).

Giờ đây, các chuyên gia, các doanh nhân và cả Chính phủ đang coi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam đón đầu thế giới và có thể hóa rồng như những Hàn Quốc, Singapore…của thế kỷ XX trước đó.

Để có thể xây dựng được một chính sách đúng đắn nhằm tận dụng các lợi thế cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực của I 4.0, chúng ta cần phải có các nghiên cứu thấu đáo, khoa học nhằm đánh giá, phân tích tình hình và qua đó xây dựng trình Chính phủ ban hành những giải pháp phù hợp, chuẩn xác./.

Hết phần cuối. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm theo dõi.

Bài viết liên kết:

Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần cuối

Nguồn: VISTIP