Trang tin điện tử Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế Tổng quan vềTriển vọng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo 2021 của OECD: Thời kỳ khủng hoảng và cơ hội
Phản ứng của hệ thống khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ( STI) đối với COVID-19 rất quyết liệt, nhanh chóng và đáng kể
Các hệ thống STI đã phản ứng mạnh mẽ và linh hoạt với cuộc khủng hoảng COVID-19. Các sáng kiến nghiên cứu mới được tài trợ trị giá hàng tỷ đô la đã được thiết lập trong thời gian kỷ lục, và nghiên cứu và đổi mới đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của vắc xin. Tuy nhiên, đại dịch đã kéo các hệ thống STI đến giới hạn của chúng, phát lộ những lĩnh vực cần được củng cố để cải thiện khả năng chống chịu tổng thể của STI đối với các thách thức trong tương lai và hiện tại, bao gồm cả biến đổi khí hậu.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thúc đẩy các xu hướng đang diễn ra trong STI. Nó đã mở rộng hơn khả năng tiếp cận dữ liệu và ấn phẩm, tăng cường sử dụng các công cụ kỹ thuật số, tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy nhiều loại hình quan hệ đối tác công tư và khuyến khích sự tham gia tích cực của những “người chơi” mới. Những phát triển này có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một nền khoa học cởi mở hơn và đổi mới trong thời gian dài hơn.
Đồng thời, sự tham gia rộng rãi như vậy có nguy cơ làm chuyển hướng các nỗ lực nghiên cứu một cách bừa bãi khỏi các chủ đề không liên quan đến COVID-19. Các chính phủ và cơ quan tài trợ nghiên cứu cần xác định và thông báo nhanh chóng năng lực của họ để hỗ trợ nghiên cứu trong những năm tới, cũng như các chiến lược ưu tiên của họ, để cho phép các tổ chức thực hiện nghiên cứu xây dựng kế hoạch dài hạn thực tế.
Các tác động của đại dịch, đặc biệt là các đợt phong tỏa (giãn cách xã hội), cũng đã làm gián đoạn hoạt động bình thường của các hệ thống đổi mới sáng tạo, gây nguy hại cho năng lực sản xuất và đổi mới chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Trên cơ sở tổng hợp, các khoản đầu tư kinh doanh vào nghiên cứu và đổi mới có tính chu kỳ, do đó dễ bị thu hẹp trong thời kỳ khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này có thể khác hơn vì một số công ty nghiên cứu phát triển R&D hàng đầu trên toàn cầu đang mở rộng hoạt động của họ trong suốt cuộc khủng hoảng. Đại dịch có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách hiện có trong hoạt động nghiên cứu và đổi mới kinh doanh giữa các lĩnh vực “dẫn đầu” và “chậm chạp”, ở các doanh nghiệp lớn , nhỏ, và các khu vực địa lý. Sự không đồng đều trong phân bổ này có thể làm gia tăng khoảng cách năng suất, làm sâu sắc thêm tính dễ bị tổn thương của những đối tượng chậm chạp và giảm khả năng phục hồi kinh tế, và nên là mục tiêu của các chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo.
Ngoài các hoạt động nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tiếp tục cung cấp chuyên gia đầu vào về y tế công cộng và các phản ứng chính sách khác đối với đại dịch. Họ phải truyền đạt những bằng chứng chưa hoàn thiện và đang thay đổi, đồng thời phải làm như vậy theo những cách thúc đẩy lòng tin và sự tin tưởng của công chúng. Tham vấn này đôi khi đã bị tranh cãi vì những hậu quả chính sách của nó. Để đối phó, các chính phủ nên thông tin một cách cẩn thận về những điều không chắc chắn, cung cấp một bản trình bày cân bằng về các kịch bản tiềm năng và minh bạch về các thiếu sót. Các chính phủ cũng nên dựa trên các cơ chế thamvấn đa ngành để đảm bảo cân nhắc các loại chuyên môn khác nhau khi phát triển chính sách.
Trong tương lai, các chính sách khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo STI nên được điều chỉnh lại để giải quyết các thách thức dài hạn về tính bền vững, tính toàn diện và khả năng phục hồi
Đại dịch và những ảnh hưởng của nó đưa ra một lời nhắc nhở rõ ràng về sự cần thiết phải chuyển đổi sang các xã hội bền vững, bình đẳng và kiên cường hơn. Khoa học và đổi mới sáng tạo sẽ là yếu tố cần thiết để thúc đẩy và mang lại những chuyển đổi như vậy, nhưng đại dịch đã bộc lộ những giới hạn trong các hệ thống nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, nếu không được giải quyết, sẽ ngăn cản tiềm năng này thành hiện thực. Các chính phủ nên xem xét lại các chính sách STI theo một số hướng để đối phó với những hạn chế này.
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng hiện tại như một lời nhắc nhở rằng chính sách cần có khả năng hướng các nỗ lực đổi mới đến nơi cần kíp nhất. Điều này có ý nghĩa đối với cách các chính phủ hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới trong các doanh nghiệp, vốn chiếm khoảng 70% chi phí R&D trong OECD. Chính sách hỗn hợp hỗ trợ R&D cho doanh nghiệp đã thay đổi trong những thập kỷ gần đây theo hướng phụ thuộc nhiều hơn vào thuế so với các công cụ hỗ trợ trực tiếp như hợp đồng, trợ cấp hoặc giải thưởng. Mặc dù có hiệu quả trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, các ưu đãi thuế gián tiếp cho hoạt động nghiên cứu phát triển R&D, không có mục tiêu và xu hướng tạo ra các đổi mới gia tăng. Các biện pháp trực tiếp được thiết kế tốt cho nghiên cứu phát triển (R & D) có tiềm năng phù hợp hơn để hỗ trợ nghiên cứu dài hạn, nghiên cứu rủi ro cao và nhắm mục tiêu các đổi mới tạo ra hàng hóa công (ví dụ: về sức khỏe) hoặc có tiềm cao năng trong việc lan tỏa tri thức. Các chính phủ cần xem xét lại danh mục chính sách của mình để đảm bảo sự cân bằng phù hợp giữa các biện pháp trực tiếp và gián tiếp.
Thứ hai, bản chất nhiều mặt của việc giải quyết các vấn đề phức tạp như COVID-19 và chuyển đổi tính bền vững nhấn mạnh nhu cầu nghiên cứu xuyên ngành mà các định chế và tiêu chuẩn hệ thống khoa học hiện tại chưa thích nghi được. Cấu trúc phân cấp và kỷ luật cần được điều chỉnh để cho phép và thúc đẩy nghiên cứu xuyên ngành có sự tham gia của các ngành và lĩnh vực khác nhau để giải quyết những thách thức phức tạp.
Thứ ba, các chính phủ nên liên kết hỗ trợ cho các công nghệ mới nổi, chẳng hạn như kỹ thuật sinh học và robot, với các sứ mệnh lớn hơn như khả năng phục hồi sức khỏe bao hàm cả các nguyên tắc đổi mới có trách nhiệm. Cách tiếp cận đổi mới có trách nhiệm tìm cách dự đoán các vấn đề trong quá trình đổi mới sáng tạo và vận hành công nghệ để đạt được kết quả tốt nhất. Nhấn mạnh việc sớm đưa các bên liên quan vào quá trình đổi mới.
Thứ tư, cải cách đào tạo tiến sĩ và sau tiến sĩ để hỗ trợ đa dạng các con đường nghề nghiệp là điều cần thiết nhằm cải thiện khả năng của các xã hội để phản ứng với khủng hoảng và đối phó với những thách thức trong tương lai như biến đổi khí hậu đòi hỏi các phản ứng dựa trên cơ sở khoa học. Cải cách cũng có thể giúp giảm bớt sự bấp bênh của các nhà nghiên cứu mới vào nghề, nhiều người trong số họ được làm việc theo hợp đồng ngắn hạn và không có triển vọng rõ ràng cho một vị trí học thuật lâu dài. Cuộc khủng hoảng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của giới học thuật trong việc đào tạo và tiếp nhận một nhóm mới gồm các chuyên gia và nhà khoa học hỗ trợ nghiên cứu có kỹ năng kỹ thuật số.
Thứ năm, các thách thức toàn cầu đòi hỏi các giải pháp toàn cầu dựa trên sự hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc tế. Sự phát triển của vắc xin COVID-19 đã được hưởng lợi từ các biện pháp chuẩn bị cho R&D toàn cầu còn non trẻ, bao gồm các nền tảng công nghệ nhanh có thể được kích hoạt khi mầm bệnh mới xuất hiện. Đại dịch đã tạo ra động lực để thiết lập các cơ chế toàn cầu hiệu quả và bền vững nhằm hỗ trợ phạm vi và mức độ R&D cần thiết để đối mặt với một loạt các thách thức toàn cầu. Tuy nhiên, các chính phủ cần xây dựng lòng tin và xác định các giá trị chung để đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho sự hợp tác khoa học và phân phối công bằng các lợi ích.
Cuối cùng, các chính phủ cần đổi mới khuôn khổ chính sách và năng lực của mình để hoàn thành chương trình nghị sự tham vọng hơn về chính sách khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo STI. Việc tăng cường chính sách nhấn mạnh vào việc xây dựng khả năng phục hồi, đòi hỏi sự linh hoạt trong chính sách, nhấn mạnh sự nhu cầu của các chính phủ nhằm có được các năng lực năng động để thích ứng và học hỏi khi đối mặt với những môi trường thay đổi nhanh chóng. Việc thu hút các bên liên quan và người dân trong những nỗ lực này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách tiếp cận với tri thức và giá trị đa dạng, góp phần vào khả năng phục hồi chính sách. Các chính phủ cũng nên tiếp tục đầu tư vào các bằng chứng chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm cải thiện chúng.
Nguồn: Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế tổng hợp liên kết và dịch nguồn tin tại Cổng thông tin điện tử Tổ chức phát triển kinh tế OECD (https://www.oecd-ilibrary.org/sites/75f79015-en/index.html?itemId=/content/publication/75f79015-en&_csp_=408df1625a0e57eb10b6e65749223cd8&itemIGO=oecd&itemContentType=book#wrapper)
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Thư điện tử *
Trang web