21 Tháng Mười Một, 2022 | 23:51
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter

Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế (VISTIP) hỗ trợ thành công chuyến công tác tham quan tìm kiếm cơ hội hợp tác KH&CN của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.

Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế (VISTIP) hỗ trợ thành công chuyến công tác tham quan tìm kiếm cơ hội hợp tác KH&CN của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.

Từ ngày 10/11/2022- 17/11/2022, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hội nhập KH&CN quốc tế (VISTIP), Bộ Khoa học và Công nghệ, Đoàn công tác tỉnh Quảng Bình do đồng chí Trần Hải Châu- Phó bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc các đối tác công nghệ tại Hà Lan, Pháp, Đức. Cùng tham gia đoàn công tác còn có đồng chí Cao Văn Định ủy viên Ban thường vụ, trưởng ban tuyên giao  Tỉnh ủy Quảng Bình, lãnh đạo các Sở ngành và đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tại Hà Lan, Đoàn đã thăm và làm việc với Tập đoàn tư vấn năng lượng gió và năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới PONDERA. Tại đây, Đoàn được phía đối tác PONDERA chia sẻ các kinh nghiệm tư vấn, thiết kế đổi mới sáng tạo trong quản lý tổ chức xây dựng, vận hành các công trình điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi, phát triển cơ sở hạ tầng, bến cảng và hệ thống Logistics phục vụ xây dựng và vận hành các công trình điện gió. Đoàn cũng được phía PONDERA chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị mặt bằng sạch cho các dự án điện gió , cách thức truyền thông phổ biến, động viên và hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông dân, ngư dân và các đối tượng yếu thế đã hiến vùng đất và ngư trường tạo điều kiện tối đa để chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo hoàn thành tiến độ cũng như một số bài học thành công trong việc hợp tác chuyển giao công nghệ, bảo đảm an toàn luồng tuyến giao thông hàng hải, hệ thống cảng và phương tiện vận tải chuyên dụng phục vụ xây lắp và vận hành các dự án điện gió và năng lượng ngoài khơi, bảo tồn đa dạng sinh học khi đầu tư xây dựng các công trình điện gió cũng như kinh nghiệm huy động tài trợ vốn cho các công trình điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi cũng được PONDERA cởi mở chia sẻ. Trong chương trình làm việc, Đoàn được đối tác PONDERA sắp xếp đến thăm trải nghiệm thực địa công trình điện gió ngoài khơi, trạm biến áp, trung tâm dữ liệu và dịch vụ kỹ thuật điều hành hoạt động các trang trại điện gió.

Ha lan-1

Đoàn thăm quan thực địa trang trại điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi với lãnh đạo Tập đoàn PONDERA (ảnh VISTIP)

Tại Pháp, Đoàn tới thăm và làm việc với PALOC ( đơn vị Nghiên cứu hỗn hợp do Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Pháp (MNHN) thành lập tại đây đoàn đã được PALOC chia sẻ thông tin mạng lưới nghiên cứu, các dự án đang triển khai của PALOC và IRD tại các quốc gia trong đó có Việt Nam, các kinh nghiệm hợp tác trong nghiên cứu phát triển bền vững sinh kế trong nông nghiệp, ứng phó biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và khoa học bảo tồn. Tại đây, Đoàn đã được trải nghiệm không gian Viện bảo tàng học (MNHN-PALOC) nơi trưng bày cổ sinh vật học, nhà kính, trại động vật hoang dã/ sống trong nước, khu trưng bày thành tựu nghiên cứu địa chất thiên nhiên. Tham quan các bộ sưu tập động vật học, khoáng vật học trong khuôn viên Đại học Sorbonne (đối tác liên kết với PALOC). Tại Pháp Đoàn công tác và các đối tác đã trao đổi sâu hơn về khả năng hợp tác khoa học trong thời gian tới, theo đó tỉnh Quảng Bình ngoài các thế mạnh kinh tế biển, phát triển năng lượng gió… với vườn quốc gia Phong nha Kẻ Bàng và khu quần thể hang Sơn Đoòng được UNESCO ghi nhận các kỷ lục thế giới đã được đối tác mà Đoàn đến làm việc đề xuất là điểm đến của các hoạt động hợp tác cụ thể như tổ chức hội thảo quốc tế trong năm 2023, thực hiện các dự án nghiên cứu chung về bảo tồn động thực vật học và hệ sinh thái phục vụ du lịch khoa học gắn với sinh kế bền vững của người dân…..

Phap-2

Đoàn làm việc với PALOC, và thăm bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Pháp (ảnh VISTIP)

Phap-3

Đoàn thăm và làm việc với Đại học tổng hợp Sorbonne (ảnh VISTIP)

Tại Đức, Đoàn Công tác đã làm việc với Tập đoàn SIEMENS. Đoàn đã được đại diện các Ban chuyên môn của SIEMENS chia sẻ một số công nghệ tiên hydrogen tiên tiến nhất, các kinh nghiệm quản lý các dự án phát triển nguồn cung Hydrogen, amonia từ các công trình điện gió và năng lượng tái tạo; hệ thống trạm xạc pin năng lượng cho xe điện công cộng, các khuyến nghị cho quản lý nhà nước trong việc kiểm toán năng lượng giảm thiểu tổn thất, hao phí trong quá trình kinh doanh và vận hành hệ thống lưới điện, các kinh nghiệm trong việc xem xét cho phép đầu tư hệ thống phân phối truyền tải điện và các hoạt động hợp tác công tư trong việc phát triển thị trường điện gió và năng lượng tái tạo.

Duc-4

Đoàn làm việc tìm hiểu cơ hội hợp tác với Tập đoàn SIEMENS (Đức) về công nghệ lưới điện và nguồn cung hydrogen, amoni và năng lượng tái tạo (ảnh VISTIP)

Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác Đoàn đã tới thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, tại đây Đại sứ Phạm Việt Anh, tham tán thương mại Võ Thị Ngọc Diệp đã tiếp Đoàn và chia sẻ một số nội dung, cơ hội hợp tác hợp tác liên quan đến giao thương công nghệ thủy lợi, điện gió và năng lượng tái tạo, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhân dịp này, Đại sứ quán đề nghị Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục đóng vai trò cầu nối, xúc tác gắn kết các đối tác Hà Lan với tỉnh Quảng Bình thông qua việc tổ chức đoàn vào, đoàn ra, hội thảo quốc tế (trực tuyến và trực tiếp) tạo hệ sinh thái bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp và khoa học công nghệ tỉnh Quảng Bình phát triển trong thời gian tới.

Halan-5

Đoàn công tác thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương Quốc Hà Lan (ảnh VISTIP)

Nguồn: Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế