27 Tháng Tư, 2024 | 10:33
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter

Hơn 4,6 tỷ USD đổ vào các startup Việt Nam chục năm qua

Giai đoạn 2014 – 2023, hơn 4,6 tỷ USD đổ vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam, thông qua 835 thương vụ.

Thông tin được nêu trong Báo cáo Đầu tư Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 do Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) và Quỹ đầu tư Do Ventures công bố tại Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Việt Nam 2024, ngày 26/4.

Trong đó, năm thu hút nhiều vốn nhất là 2021, với hơn 1,44 tỷ USD rót vào 165 thương vụ. Thị trường từ đó hạ nhiệt do “mùa đông gọi vốn” phủ bóng giới khởi nghiệp Đông Nam Á.

Vào năm ngoái, các công ty khởi nghiệp Việt Nam nhận được tổng số vốn đầu tư là 529 triệu USD, giảm 17% so với 2022. Điều này cho thấy bối cảnh đầu tư công nghệ tại Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế nhiều biến động trên toàn cầu.

triệu USDthương vụDiễn biến đầu tư vào startup Việt NamGiai đoạn 2014 – 20234646454510510548484434438748744514511 4421 44263463452952921214242313130305959126126105105165165134134122122Vốn đầu tưSố thương vụ (cột phải)2014201520162017201820192020202120222023040080012001600050100150200VnExpress | NIC & Do Ventures2020● Số thương vụ (cột phải): 105

Tuy nhiên, so với mức giảm 35% của tổng số vốn đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu, thị trường Việt Nam vẫn đang vững vàng trước nhiều thách thức trên thị trường vốn, theo báo cáo.

Lĩnh vực y tế nhận được số vốn cao kỷ lục năm qua, tăng vọt 391% so với cùng kỳ 2022, đạt 184 triệu USD. Trong khi, startup giáo dục nhận được 67 triệu USD, tăng 107% và cao nhất từ trước đến nay. Ngành tuyển dụng và du lịch – khách sạn cũng thu hút vốn đáng kể, lần lượt tăng 305% và 132%.

Năm 2023, Singapore dẫn đầu hoạt động rót vốn vào startup Việt Nam, trong khi các nhà đầu tư nội địa đứng thứ hai. Tại Đông Nam Á, Việt Nam giữ vững vị trí thứ ba về số lượng thương vụ lẫn giá trị đầu tư. Trong khi, Singapore dẫn đầu, theo sau là Indonesia.

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC, đánh giá Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ trong khu vực những năm gần đây. Điều này nhờ nền kinh tế số chứng kiến sự tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023.

“Giữa những vấn đề không chắc chắn của kinh tế toàn cầu, sáng tạo công nghệ đã trở thành một nhân tố quan trọng đẩy mạnh sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam”, ông Huy nhận định.

Dự báo dòng vốn đầu tư vào các startup Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có thể cải thiện thời gian tới. Phân tích mới đây của bà Amanda Murphy, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp khu vực Nam và Đông Nam Á của HSBC châu Á – Thái Bình Dương và ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc khối khách hàng doanh nghiệp HSBC Việt Nam cho biết dù đang trong giai đoạn “mùa đông gọi vốn”, Đông Nam Á vẫn là nơi có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới, tăng trưởng 12% năm ngoái và dự kiến tăng trưởng 16% mỗi năm, đạt giá trị gần 1.000 tỷ USD đến 2030.

Tiềm năng này được thúc đẩy một phần nhờ dân số 700 triệu người của khu vực, phần đông là dân số trẻ, có giáo dục và am hiểu công nghệ, tập người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng.

Thị trường này ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư. Kết quả khảo sát gần đây của HSBC thực hiện với các doanh nghiệp hoạt động tại khu vực cho biết 74% có ý định tăng đầu tư tại Đông Nam Á năm nay. “Triển vọng đặc biệt xán lạn dành cho thương mại điện tử, dịch vụ tài chính số, công nghệ y tế, công nghệ xanh, hệ sinh thái xe sử dụng năng lượng sạch và trí tuệ nhân tạo”, nhóm chuyên gia dự báo.

Viễn Thông

Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Hội nhập KH& CN Quốc tế

Nguồn: Báo điện tử  VnExpress: https://vnexpress.net/hon-4-6-ty-usd-do-vao-cac-startup-viet-nam-chuc-nam-qua-4739189.html