Chiều ngày 14 tháng 6 năm 2024 Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế (VISTIP) đón tiếp và làm việc với đoàn Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại châu Á do TS. Cindy Shao – Sáng lập viên kiêm Chủ tịch làm trưởng đoàn.
Cùng dự và làm việc có bà Jill Martin – Hiệu trưởng Trường Đại học Bắc Mỹ (UoNA) và ông Sean Lam – Trưởng Chương trình ASEAN, Ban Kinh doanh Quốc tế của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Châu Á. Về phía Việt Nam có bà Bùi Thị Huy Hợp – Phó giám đốc Phụ trách và đại diện các phòng/ bộ phận có liên quan của VISTIP.
Bà. Vũ Hoàng Thuý Quỳnh – cán bộ phòng Dịch vụ và Hỗ trợ phát triển, giới thiệu với Đoàn công tác về chức năng và một số hoạt động của VISTIP (Ảnh: VISTIP)
Tại buổi làm việc, bà Bùi Thị Huy Hợp hoan nghênh các thành viên trong đoàn Văn phòng Thương mại Hoa Kỳ tại châu Á đã sang thăm và làm việc với VISTIP. Đây là kết quả của quá trình trao đổi thông tin và mong muốn hợp tác giữa hai bên với sự hỗ trợ của Hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ Việt Nam (UVBC). Đại diện hai bên chia sẻ về chức năng, nhiệm vụ và kết quả hoạt động trong thời gian qua, mục tiêu và kế hoạch phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Hai bên nhận định có rất nhiều tiềm năng hợp tác trong thời gian tới.
Bà Jill Martin – Hiệu trưởng UoNA – giới thiệu về UoNA (Ảnh: VISTIP)
Trong chương trình làm việc, Hiệu trưởng UoNA – Bà Jill Martin đã giới thiệu về Trường và mong muốn phát triển các hoạt động hợp tác cùng các đối tác Việt Nam. UoNA có trụ sở đặt tại Washinton DC, cung cấp các chương trình cấp bằng đại học và sau đại học đa dạng trong các ngành kinh doanh, khoa học máy tính, và công nghệ thông tin và được công nhận bởi NECHE (New England Commission of Higher Education – Uỷ ban giáo dục bậc đại học New England, tổ chức được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (USDE) công nhận là cơ quan kiểm định thể chế và đóng vai trò là cơ quan đáng tin cậy và có tiếng nói độc lập về chất lượng giáo dục đại học. Một trong các mục tiêu của UoNA là tạo ra một môi trường lấy người học làm trung tâm, có thể tiếp cận được với các cá nhân ở nhiều lứa tuổi, nền văn hóa và hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau; Xây dựng các chương trình giáo dục gắn lý thuyết với thực hành và truyền cho sinh viên tinh thần học tập ứng dụng.
Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trên mọi lĩnh vực, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, việc nâng cao năng lực công nghệ thông tin, công nghệ số cho người lao động là rất cần thiết. Các công nghệ đặc trưng của chuyển đổi số như: trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, tự động hóa, chuỗi khối (blockchain) và công nghệ số đa dạng là thế mạnh của UoNA. Ở thời điểm hiện tại, VISTIP đã và đang tiến hành các đề tài nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn về chuyển đổi số. Các nghiên cứu tiêu biểu như ứng dụng AI GreenDoctor cho cây nhãn tại Hưng Yên, và một số cây trồng khác tại miền Bắc; đề tài về chuyển đổi số trong hoạt động chuyển đổi số tại VISTIP… thể hiện tính chủ động của VISTIP trong quá trình chuyển đổi số.
Tại buổi làm việc, hai bên đã dành nhiều thời gian trao đổi cụ thể, thẳng thắn về những vấn đề cả hai cùng quan tâm như tổ chức / tiếp đón các đoàn công tác/ làm việc cho các tổ chức/ cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, học tập các công nghệ tiên tiến, giao thương công nghệ; xây dựng các khóa đào tạo ngắn hạn về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, quản lý dự án, quản trị đổi mới sáng tạo; các chương trình học tập ngắn hạn tại Hoa Kỳ cho doanh nghiệp… Các chương trình này cần phù hợp về thời gian và nhu cầu của từng đối tượng cụ thể. Phía đoàn Hoa Kỳ cam kết sẽ phối hợp xây dựng nội dung các chương trình phù hợp dựa trên nhu cầu từ VISTIP.
Các đại biểu chia sẻ tại buổi họp. (Ảnh: VISTIP)
Thay mặt đoàn công tác, TS. Cindy Shao cảm ơn VISTIP đã dành thời gian tiếp và giải đáp rất cụ thể và chi tiết nhiều vấn đề quan tâm của của các thành viên trong Đoàn.
Hai bên chụp hình lưu niệm (Ảnh: VISTIP)
Kết thúc buổi làm việc, bà Bùi Thị Huy Hợp một lần nữa tái khẳng định, VISTIP – với vị thế là đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện các chức năng về nghiên cứu và phát triển hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam, luôn sẵn sàng đồng hành và tích cực hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, kết nối hợp tác giữa cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. Việc hợp tác với UoNA và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại châu Á sẽ cung cấp thêm kênh đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao năng lực hội nhập khoa học và công nghệ của Việt Nam. Qua đoàn công tác, Bà Hợp cũng gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo UVBC đã hỗ trợ sắp xếp buổi làm việc này./.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập Khoa học và Công nghệ quốc tế
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Thư điện tử *
Trang web